Chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông Gita Gopinath, nhận xét: “Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, chẳng quốc gia nào miễn nhiễm cả”.
Từ khi được phát hiện tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc vào cuối năm ngoái, dịch COVID-19 đã lây lan ra 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho đến nay bệnh dịch đã lây ra hơn 2,7 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 190.000 người trên toàn cầu, theo số liệu của đại học John Hopkins.
Để ngăn sự lây lan của virus cúm corona, giới chức trên khắp thế giới đã áp dụng biện pháp nhằm phong tỏa thành phố và đất nước ở các mức độ khác nhau. Các biện pháp này có bao gồm đóng cửa biên giới, trường học và nơi làm việc, đồng thời hạn chế các hoạt động tụ tập đông người.
Những biện pháp hạn chế mới nhất, cái mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gọi là biện pháp phong tỏa quy mô lớn, đã khiến cho hoạt động kinh tế khắp toàn cầu đình trệ, gây tổn hại đến doanh nghiệp và khiến cho nhiều người mất việc.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông Gita Gopinath, nhận xét: “Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, chẳng quốc gia nào miễn nhiễm cả”.
Dưới đây là những biểu đồ cho thấy đại địch Covid-19 đang tác động đến kinh tế toàn cầu:
Thất nghiệp tăng cao
Nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng các biện pháp phong tỏa trên khắp thế giới sẽ khiến cho tình trạng thất nghiệp tồi tệ hơn, điều này đã thể hiện ở con số thất nghiệp tại một số quốc gia.
Tại Mỹ, đất nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, hơn 26 triệu việc làm đã mất đi trong vòng 5 tuần qua. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tháng 3/2020 cao nhất tính từ tháng 8/2017, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ.
Không chỉ riêng nước Mỹ đang đương đầu với vấn đề thất nghiệp, Australia và Hàn Quốc cũng có tỷ lệ thất nghiệp tăng. Một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng tình hình này có thể trở nên ngày một tồi tệ hơn.
Ngành công nghiệp dịch vụ chịu tác động nặng nề
Ngành dịch vụ là nguồn tăng trưởng kinh tế và việc làm chính cho rất nhiều nước, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, 2 nước có nền kinh tế và thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên cả hai nước này đều công bố doanh số bán lẻ sụt giảm thê thảm khi mà các biện pháp giới nghiêm trong thời đại dịch buộc nhiều cửa hàng phải đóng cửa và người tiêu dùng ở nhà. Việc doanh số bán lẻ tăng đột biến tại một số doanh nghiệp như Amazon cũng không ngăn được sự suy giảm nói chung.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng người tiêu dùng có thể không tiêu dùng trở lại ngay cả sau khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng. Điều này có thể nhìn rõ ở việc doanh số bán lẻ tại Trung Quốc vẫn cải thiện chậm ngay cả khi Trung Quốc công bố nối lại dần dần các hoạt động kinh doanh, theo phân tích của các chuyên gia thuộc Oxford Economics.
Trong báo cáo gần đây, các chuyên gia nói: “Việc tiêu dùng của người dân chậm cải thiện càng củng cố cho nhận định của chúng tôi rằng sau khủng hoảng, người tiêu dùng sẽ không lao đến cửa hàng ngay lập tức”.
Ngành dịch vụ trên toàn cầu chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp trong ngành vận tải, bất động sản, du lịch trải qua nhiều đợt suy giảm tồi tệ nhất, theo tính toán của IHS Markit.
Hoạt động sản xuất suy giảm mạnh
Các công ty sản xuất, vốn chịu tác động nặng nề bởi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc trong 2 năm qua, thêm một lần nữa lại chịu tác động khi mà đại dịch COVID-19 lây lan ra khắp thế giới.
Đại dịch COVID-19 ban đầu ảnh hưởng đến các công ty bên ngoài Trung Quốc có phụ thuộc vào Trung Quốc để có nguồn cung nguyên liệu và phụ tùng hay còn được gọi là hàng hóa trung gian nhằm sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà máy tại Trung Quốc trì hoãn hoạt động dài hơn so với kỳ vọng do các nhà chức trách phải cố gắng kiềm chế virus lây lan mạnh.
Khi mà ngày một nhiều nước đưa ra biện pháp phong tỏa, nhiều công ty sản xuất chịu tác động nặng nề. Nhiều công ty bị buộc phải tạm đóng cửa còn những công ty đang mở cửa cũng chịu nhiều hạn chế trong việc có đủ nguồn cung hàng hóa và nguyên liệu trung gian.
Việc nhu cầu tiêu dùng hàng hóa suy giảm cũng khiến cho thách thức mà công ty sản xuất phải đối mặt tăng lên. Kết quả, nhà máy khắp các nước ở nhiều châu lục, từ Mỹ cho đến châu Âu, châu Á đều đương đầu với tình trạng suy giảm sản lượng trong tháng vừa qua.
Thêm một năm tồi tệ với thương mại
Thương mại toàn cầu vốn đã có một năm tệ hại trong năm 2019 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống trong năm nay.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) trong dự báo mới nhất công bố vào tháng này khẳng định rằng khối lượng thương mại toàn cầu sẽ có thể giảm 12,9% cho đến 31,9% trong năm nay, tùy thuộc vào hướng diễn biến của kinh tế toàn cầu.
WTO nhấn mạnh: “Trong cả hai kịch bản, tất cả các khu vực đều sẽ đương đầu với vấn đề thương mại sụt giảm 2 con số”.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm trong năm 2020
Cú sốc đại dịch tác động đến hoạt động kinh tế trên toàn cầu đã khiến cho nhiều tổ chức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức đưa ra nhiều đánh giá uy tín về kinh tế toàn cầu, dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm 3% trong năm nay. Chỉ một nhóm các nền kinh tế ví như Trung Quốc hay Ấn Độ có thể tăng trưởng trong năm 2020.
Dù rằng IMF đã dự báo về khả năng kinh tế tăng trưởng 5,8% trong năm sau, việc phục hồi sẽ chỉ diễn ra ở mức độ hạn chế khi mà hoạt động kinh tế sẽ vẫn ở dưới ngưỡng mà chúng ta đã dự báo cho năm 2021, trước khi virus tác động đến cuộc sống của chúng ta.
Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF nhấn mạnh: “Tổng thiệt hại đến GDP toàn cầu trong năm 2020 và 2021 do đại dịch có thể sẽ lên đến con số 9 nghìn tỷ USD, cao hơn quy mô kinh tế của Trung Quốc và Nhật”.
* Nguồn: BizLive